Vệ sinh mái tôn là một trong những công việc quan trọng để có thể loại bỏ được các tác nhân như nấm mốc, bụi bẩn gây hoen gỉ, hư hại mái tôn sau thời gian dài sử dụng. Việc vệ sinh cần cũng cần phải thực hiện đúng thời gian và đúng cách để mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Trong bài viết hôm nay Gia Phát Care xin chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin thú vị xoay quanh chủ đề này.
Khi nào nên vệ sinh mái tôn?
Một trong số những lưu ý quan trọng mà người sử dụng cần phải nắm rõ đó chính là khi nào nên tiến hành vệ sinh mái tôn? Theo nghiên cứu từ các chuyên gia và từ những người dùng nhiều kinh nghiệm. Mái tôn sau khi lắp đặt và sử dụng từ 3 năm trở đi sẽ có nhiều khói bụi bám bẩn. Bên cạnh đó, các tác nhân từ môi trường xung quanh như nắng mưa, cũng khiến rêu, nấm mốc sinh sôi trên mái tôn. Lúc này bạn cần phải tiến hành vệ sinh 1 lần và sau đó định kỳ 2 năm phải vệ sinh lại để đảm bảo mái tôn luôn được sạch như mới.
Nên vệ sinh mái tôn vào thời điểm nào?
Việc vệ sinh mái tôn là rất cần thiết thế nhưng, không phải thời điểm nào cũng thích hợp để thực hiện. Thời điểm được cho là lý tưởng nhất để vệ sinh mái tôn là vào mùa hè, trời nắng khô và không có mưa. Thời tiết mùa hè không chỉ giúp quá trình vệ sinh được thuận lợi, tránh bị trơn trượt, nguy hiểm khi thực hiện mà hơn thế nữa mái tôn cũng sẽ nhanh khô ráo hơn so với các thời điểm khác.
Nên vệ sinh mái tôn vào trời nắng khô
Cách vệ sinh mái tôn chi tiết từng biết
Việc vệ sinh máy tôn cần thực hiện theo đúng trình tự các bước dưới đây để đảm bảo chất lượng đạt như mong đợi
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh mái tôn
Để bắt tay vào vệ sinh mái tôn, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ dưới đây:
Dụng cụ dùng để vệ sinh mái tôn | Chổi mềm, bàn chải, vòi xịt nước, xô và khăn vải mềm… |
Dung dịch sử dụng để vệ sinh | Dung dịch xà phòng đã pha loãng, chất tẩy rửa nhẹ không có chứa chất ăn mòn hoặc axit mạnh. |
Trang bị an toàn | Giày chống trượt, găng tay, kính đeo bảo hộ, dây an toàn.. |
Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ để vệ sinh mái tôn
Bước 2: Kiểm tra mái tôn kỹ càng trước khi bắt đầu vệ vinh
- Kiểm tra kỹ kết cấu của mái tôn sẽ giúp bạn dễ dàng phát hiện được những vị trí nào đang bị lỏng vít hay kết cấu lỏng lẻo và có dấu hiệu bị rò rỉ nước.
- Loại bỏ rác thải trên mái tôn cũng là công đoạn thứ 2 mà bạn cần thực hiện. Để quá trình vệ sinh diễn ra nhanh và thuận lợi, hãy dọn sạch các vật cản cũng như rác thải, cành cây, lá rụng bên trên mái tôn.
Bước 3: Vệ sinh mái tôn kỹ càng
- Làm sạch bề mặt của mái tôn: Hãy sử dụng vòi xịt nước để rửa trôi những bụi bẩn cũng như các mảnh vụn bám trên mái tôn. Thứ tự làm sạch sẽ bắt đầu từ trên đỉnh của mái tôn xuống để đảm bảo không làm bẩn những khu vực đã làm sạch.
- Chà rửa và xử lý các vết bẩn cứng đầu: Sử dụng chổi, bàn chải cùng với chất tẩy rửa để loại bỏ bụi bẩn và các vết bẩn bám lâu trên mái tôn. Lưu ý không nên sử dụng các chất tẩy rửa chứa axit mạnh hoặc chất bào mòn có thể gây hại ảnh hưởng đến tuổi thọ của mái tôn.
Sử dụng vòi xịt nước để vệ sinh mái tôn và loại bỏ bụi bẩn
Bước 4: Xả lại mái tôn bằng nước sạch
Sau khi đã tiến hành chà rửa sạch sẽ, hãy sử dụng vòi xịt nước để xả lại toàn bộ mái tôn và loại bỏ hoàn toàn các dung dịch vệ sinh cũng như các vết bẩn còn sót lại. Bạn cần nhớ nếu như các chất tẩy không được rửa sạch sau thời gian có thể khiến mái tôn bị ăn mòn.
Bước 5: Kiểm tra lại mái tôn sau khi vệ sinh
Việc kiểm tra để đảm bảo các vị trí trên mái tôn được cố định chắc chắn. Tiến hành sơn phủ bảo vệ nếu mái tôn có dấu hiệu bị rỉ sét hoặc bong tróc.
Khi vệ sinh mái nhà bằng tôn cần lưu ý gì?
Để quá trình thực hiện vệ sinh mái tôn diễn ra an toàn và thuận lợi, bạn cần bỏ túi những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp để vệ sinh mái tôn như thời tiết nắng ấm, không có mưa để tránh tình trạng trơn trượt.
- Mang giày chống trượt, đeo kính bảo hộ cũng như thắt dây an toàn để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vệ sinh.
- Đeo găng tay, khẩu trang để tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc ngửi phải các chất tẩy rửa dùng để vệ sinh mái tôn gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
- Quan sát khu vực xung quanh nơi vệ sinh mái tôn. Cần tiến hành che chắn cẩn thận hoặc di dời chậu hoa, cây cảnh đi nơi khác để tránh hóa chất tẩy rửa mái tôn cũng như lực bơm của nước gây ảnh hưởng làm chết cây.
- Khi vệ sinh ưu tiên sử dụng vòi nước tưới vườn, máy bơm áp lực thấp thay vì máy bơm áp lực cao có thể sẽ khiến hư hỏng lớp bảo vệ của mái tôn.
- Sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa nhẹ như tẩy oxy để tránh gây ăn mòn hoặc làm hư hại đến mái tôn. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các vật dụng sắt nhọn để vệ sinh, điều này có thể tạo ra những mạt sắt làm rỉ sét cho bề mặt mái tôn ảnh hướng đến yếu tố thẩm mỹ cho phần mái nhà của bạn.
Bạn cần đọc kỹ các lưu ý quan trọng khi vệ sinh mái tôn để đảm bảo an toàn
Hy vọng với những chia sẻ trong bài của Gia Phát Care sẽ giúp bạn đọc nắm được thời điểm các bước tiến hành cũng như cách vệ sinh mái tôn sao cho đúng nhất. Nếu như nhận thấy mái tôn nơi mình cần vệ sinh có độ dốc lớn, thiết kế cầu kỳ và nguy hiểm hãy nhớ đến sự trợ giúp của những đội ngũ chuyên nghiệp như Gia Phát Care bằng cách gọi điện số hotline 0865.927.568 – 0938.77.2224 để được tư vấn miễn phí ngay hôm nay nhé!
>> Có thể bạn muốn biết: Dịch vụ vệ sinh chuyên nghiệp và uy tín